Ngủ hay mơ mộng, không sâu giấc có sao không?

Cập nhập: Thứ năm, 24/11/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong khi ngủ, thỉnh thoảng chúng ta lại nằm mơ, đây là hiện tượng rất bình thường và xảy ra phổ biến với mọi người, nó thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng, trường hợp ngủ hay mơ mộng, tối nào cũng nằm mơ, ngủ không sâu giấc thì liệu có sao không? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Ngủ hay mơ mộng, không sâu giấc có sao không?

Ngủ hay mơ mộng, không sâu giấc có sao không?

 

Tại sao chúng ta lại gặp mơ khi ngủ?

   Giấc ngủ sinh lý của chúng ta được chia thành 2 giai đoạn là NREM - giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh và REM - giấc ngủ chuyển động mắt nhanh. Trong đó, giấc mơ thường xuất hiện vào khoảng thời gian của giấc ngủ REM.

   Giấc mơ là những ảo giác, trải nghiệm của trí óc xảy ra trong lúc ngủ say. Các sự việc khi ta mơ thường không có thật hoặc không giống với thực tế, nằm ngoài sự điều khiển của bản thân. Chúng có thể nhạt nhòa, thoáng qua, nhưng cũng có giấc mơ sống động, rõ nét, tác động mạnh tới cảm xúc, khiến bạn cảm thấy buồn, vui hay sợ hãi. Tần suất nằm mơ thường không cố định, có đêm bạn có thể mơ nhiều lần nhưng cũng có đêm không mơ mộng gì cả. Đây là một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống.

   Sau nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân khiến con người ngủ hay mơ gồm có:

Tác động từ hoạt động hằng ngày

   Các hoạt động hằng ngày như lao động, học tập, chơi trò chơi… khiến não bộ phải tập trung suy nghĩ thì khả năng cao lúc ngủ, bạn sẽ nằm mơ.

 

Công việc hằng ngày cũng có thể khiến bạn mơ đến chúng

Công việc hằng ngày cũng có thể khiến bạn mơ đến chúng

 

Tình trạng sức khỏe

   Cơ thể mệt mỏi hoặc thiếu ngủ trong một vài đêm sẽ làm não bộ suy kiệt và dần chìm vào giấc ngủ REM. Theo đó, những giấc mơ phong phú, sinh động sẽ xuất hiện.

   Tâm lý căng thẳng, stress hoặc đau buồn quá mức cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ hay mơ mộng. Trong trường hợp này, giấc mơ sẽ phản ánh những điều mà bạn nghĩ hoặc lo lắng vào ban ngày. 

   Điều đáng ngại là trạng thái lo âu căng thẳng dễ gây mất ngủ, thiếu ngủ. Khi bị cả 2 tình trạng đó, bạn sẽ càng ngủ mơ nhiều hơn, thậm chí gặp ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm. Điều này tác động ngược lại, khiến stress - mất ngủ trở nên tồi tệ hơn.

   Ngoài ra, sự thay đổi hormone ở phụ nữ mang thai cũng là nguyên nhân khiến tần suất giấc mơ tăng lên.

Món ăn ngon miệng

   Ngoài tâm lý và các hoạt động thường ngày thì món ăn ngon miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến những giấc mơ khi ngủ. Nếu ban ngày, bạn thèm một món ăn nào đó mà chưa được ăn thì lúc ngủ, não bộ sẽ tái hiện lại chúng trong giấc mơ.

 

Khi thèm một món ăn ngon nào đó thì ban đêm, khả năng cao bạn sẽ mơ thấy chúng

Khi thèm một món ăn ngon nào đó thì ban đêm, khả năng cao bạn sẽ mơ thấy chúng

 

   Ngoài ra, cũng có trường hợp tự nhiên ngủ mơ mà không có nguyên nhân cụ thể. Vậy đối với sức khỏe, giấc mơ có quan trọng hay không?

 

Tác dụng của giấc mơ đối với sức khỏe

   Tác dụng của giấc mơ đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nói rõ. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng, chúng có vai trò nhất định đối với sức khỏe con người, cụ thể là:

- Hỗ trợ quá trình ghi nhớ của não bộ: Giấc mơ giúp chúng ta lưu trữ, sắp xếp lại những sự việc đã xảy ra, qua đó hỗ trợ khả năng ghi nhớ của não bộ.

- Phát huy khả năng sáng tạo: Nếu khả năng tư duy hay sự sáng tạo của bạn bị hạn chế khi tỉnh táo thì lúc ngủ mơ, não bộ có thể tự do tạo ra giấc mơ đa dạng, muôn màu muôn vẻ.

- Cân bằng cảm xúc: Khi ngủ, não bộ sẽ hoạt động nhiều hơn về mặt tinh thần. Vì vậy, giấc mơ đôi khi sẽ giúp bạn đối diện với cảm xúc, suy nghĩ thật của mình mà ban ngày bạn cố che giấu. Nhờ đó khi thức dậy, tâm lý bạn sẽ dễ chịu hơn.

   Tuy nhiên, nếu tình trạng ngủ hay mơ mộng, không sâu giấc thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều này sẽ trình bày rõ ở phần tiếp theo.

 

Ngủ hay mơ mộng, không sâu giấc có sao không?

Ngủ hay mơ mộng, không sâu giấc có sao không?

 

Ngủ hay mơ mộng, không sâu giấc có sao không?

   Tình trạng ngủ hay mơ mộng, không sâu giấc, dễ tỉnh giấc lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ dần gây rối loạn giấc ngủ, làm suy giảm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần:

- Cơ thể mệt mỏi, cảm giác không sảng khoái sau khi tỉnh dậy. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

- Tâm lý lo lắng, căng thẳng, nhất là khi gặp ác mộng. Đối với người vốn đang bị bệnh mất ngủ, tình trạng ngủ hay mơ sẽ càng làm bệnh tình tồi tệ hơn.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh mất ngủ mãn tính: Giấc ngủ sinh lý tự nhiên của chúng ta được thiết lập và điều hòa bởi hormone tăng trưởng HGH. Chúng  được tiết ra nhiều nhất vào lúc con người ngủ sâu giấc (từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng ngày hôm sau). Vì thế, những người ngủ hay mơ, không sâu giấc sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng tiết hormone tăng trưởng. Cơ thể thiếu hụt HGH càng làm giấc ngủ sinh lý bị rối loạn, dần hình thành bệnh mất ngủ mãn tính. Theo đó, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác như suy giảm trí nhớ, trầm cảm, mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường,...

 

Ngủ hay mơ, không sâu giấc dễ gây thiếu hụt HGH

Ngủ hay mơ, không sâu giấc dễ gây thiếu hụt HGH

 

   Như vậy, nếu chỉ thi thoảng ngủ mơ, sức khỏe của bạn sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trường hợp đêm nào bạn ngủ cũng mơ mộng, ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc giữa đêm thì cần áp dụng giải pháp khắc phục phù hợp.

 

Ngủ hay mơ, không sâu giấc phải làm sao?

   Để hạn chế tình trạng ngủ hay mơ, không sâu giấc, bạn nên áp dụng các giải pháp sau:

- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá khuya, quá sức.

- Không xem phim, hình ảnh có tác động mạnh đến tâm trí như phim/chuyện bạo lực, phim/chuyện ma vào ban đêm.

- Duy trì tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

- Thư giãn cơ thể và tinh thần trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc không lời, viết nhật ký, ngâm chân nước ấm, ngồi thiền…

 

Nghe nhạc trước khi ngủ giúp bạn thư giãn tinh thần

Nghe nhạc trước khi ngủ giúp bạn thư giãn tinh thần

 

- Tạo không gian phòng ngủ thoải mái, thoáng khí, nhiệt độ phù hợp.

- Không ăn quá no và không sử dụng chất kích thích như rượu bia vào buổi tối.

   Với trường hợp đang bị mất ngủ mãn tính, ngoài những giải pháp trên, bạn cần dùng thêm sản phẩm giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormone tăng trưởng như BoniHappy + của Mỹ để tái tạo lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên.

 

BoniHappy + - Khắc tinh của bệnh mất ngủ mãn tính

   BoniHappy + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

   Sản phẩm giúp giải quyết nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính bằng cách kích thích cơ thể tự tiết hormone tăng trưởng HGH nhờ các thành phần L-Arginine, Shilajit P.E, GHRP-2, giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, sâu ngon, trọn vẹn một cách bền vững.

   Hiệu quả trên giấc ngủ của BoniHappy + còn được tăng cường bởi các thảo dược có tác dụng giúp giải tỏa căng thẳng lo âu, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hoạt động của não bộ, cụ thể:

- Các vitamin và khoáng chất thiết yếu: Magie oxid, kẽm oxid và vitamin B6 giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu.

- Các thảo dược giúp an dịu thần kinh, tạo giấc ngủ ngon: Dây tơ hồng, lạc tiên, ngọc trai, rau diếp khô, trinh nữ…

- Các thành phần giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh: GABA, acid glutamic. giúp ngăn cản dẫn truyền căng thẳng đến thần kinh trung ương, phòng ngừa suy nhược thần kinh, mang lại cảm giác thư giãn, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.

 

Công thức toàn diện của BoniHappy +

Công thức toàn diện của BoniHappy +

 

   Đặc biệt, hiệu quả của BoniHappy + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2016 bởi BS CKII Lại Đoàn Hạnh (Phó giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy: BoniHappy + có tác dụng giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khó ngủ, mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu và ngon, hiệu quả tốt và khá lên tới 86.7% sau 2 tháng sử dụng, đồng thời không gây ra bất kỳ tác dụng không mong muốn nào cho người sử dụng.

 

BoniHappy + đã giúp hàng vạn người không còn nỗi lo mất ngủ mãn tính

   Sau nhiều năm phân phối trên thị trường, BoniHappy + đã giúp hàng vạn người lấy lại giấc ngủ sâu, ngon trọn vẹn. Như trường hợp chú Lê Hoàng Hà, 54 tuổi, ở số 24, khối 6, thị trấn Phù yên, tỉnh Sơn La

 

Chú Lê Hoàng Hà, 54 tuổi

Chú Lê Hoàng Hà, 54 tuổi

 

   Chú Hà chia sẻ: “Chú bị mất ngủ mãn tính lâu năm rồi. Hồi đó, chú lo lắng chuyện gia đình nên ngủ không ngon, lúc chợp mắt được thì lại mơ mộng, giật mình tỉnh giấc và không ngủ lại được nữa. Nhiều hôm, chú còn thức trắng, người rũ rượi, lờ đờ, không có sức làm gì. Chú có dùng thuốc tây, thuốc nam nhưng đều không ăn thua!”

   “May thay con gái chú tìm hiểu trên mạng thấy sản phẩm BoniHappy + của Mỹ liền mua về cho chú dùng kèm với thuốc tây. Từ khi dùng thêm BoniHappy +, chú đã ngủ được 5-6 tiếng mỗi đêm, giấc ngủ sâu và ngon lắm. Thấy giấc ngủ của chú ổn định rồi, bác sĩ cũng chủ động giảm liều thuốc tây cho chú. Đến giờ, gần như chú chỉ dùng BoniHappy + thôi mà giấc ngủ vẫn tốt như vậy!”

   Qua bài viết, hy vọng bạn đã biết tác hại của tình trạng ngủ hay mơ mộng, không sâu giấc. Nếu chỉ thỉnh thoảng nằm mơ thì bạn không cần lo lắng bởi đây là hiện tượng tự nhiên. Thế nhưng, tối nào bạn ngủ cũng mơ mộng, kèm theo đó là ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc thì chứng tỏ giấc ngủ sinh lý đang bị rối loạn. Để ngủ ngon trở lại, bạn hãy sử dụng luôn sản phẩm BoniHappy + của Mỹ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Các động tác yoga giúp ngủ ngon

Yoga là một phương pháp thực hành kết nối cơ thể, tâm trí và tinh thần thông qua các tư thế cơ thể khác nhau, thiền định và hơi thở được kiểm soát. Thực tế cho thấy Yoga rất tốt cho sức khỏe.  Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn các động tác yoga giúp bạn ngủ ngon và đẩy lùi chứng khó ngủ, mất ngủ.

Học bổng Botania cùng sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội chinh phục những đỉnh cao mới

Học bổng Botania cùng sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội chinh phục những đỉnh cao mới

BoniSleep - Giải pháp giúp ứng phó với stress và sang chấn tâm lý trong đại dịch Covid-19

BoniSleep - Giải pháp giúp ứng phó với stress và sang chấn tâm lý trong đại dịch Covid-19

Mất ngủ triền miên phải làm sao? Giải pháp nào là tối ưu nhất?

Mất ngủ triền miên phải làm sao? Giải pháp nào là tối ưu nhất?

Các loại trà giúp ngủ ngon, giảm stress

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trong tự nhiên có nhiều loại thảo dược có thể chế biến thành rất nhiều loại trà giúp ngủ ngon và có tác dụng làm dịu bớt sự căng thẳng. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về các loại trà thảo dược đó nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

BoniSleep

Loại: Giá: Số lượng:
BoniSleep+ 30V 405.000đ/Hộp
BoniHappy+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi