Mục lục [Ẩn]
Mất ngủ sẽ tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của những ai không may mắc phải căn bệnh này. Những tác động đó sẽ ngày càng tồi tệ hơn khi mất ngủ tiếp tục kéo dài. Một số nghiên cứu cho thấy, mất ngủ mãn tính là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ. Vậy, thực tế, mất ngủ mãn tính gây ra tình trạng này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mất ngủ mãn tính gây suy giảm trí nhớ như thế nào?
Mất ngủ mãn tính là gì?
Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như: Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thức tỉnh nhiều lần, bị tỉnh giấc và khó ngủ trở lại, thức trắng đêm,...
Tình trạng này kéo dài trên một tháng sẽ được coi là mất ngủ mãn tính, dưới một tháng được gọi là mất ngủ cấp tính. So với tình trạng cấp tính, mất ngủ mãn tính sẽ tác động tiêu cực hơn nhiều đến người bệnh. Các ảnh hưởng của mất ngủ mãn tính có thể kể đến như:
- Tăng huyết áp, tim đập nhanh, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm sự đàn hồi của da, khiến da sạm đi, xuất hiện nhiều nếp nhăn.
- Tiêu thụ nhiều năng lượng nên nhanh cảm thấy đói, thèm các đồ ăn nhiều đường, tinh bột, nên có thể bị thừa cân, béo phì.
- Giảm hoạt tính của insulin gây tiểu đường type 2.
- Giảm số lượng và khả năng hoạt động của tế bào bạch cầu, đại thực bào dẫn đến suy giảm miễn dịch.
- Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng, ung thư vú.
Trằn trọc, khó ngủ là biểu hiện đặc trưng của mất ngủ
Bên cạnh đó, một vấn đề cũng được rất nhiều người bệnh mất ngủ quan tâm là tình trạng suy giảm trí nhớ vì nó khiến cho cuộc sống của họ bị đảo lộn. Vậy, mất ngủ mãn tính gây suy giảm trí nhớ như thế nào?
Mất ngủ mãn tính gây suy giảm trí nhớ như thế nào?
Chúng ta đều biết rằng, một giấc ngủ ngon, sâu giấc và liền mạch sẽ đem lại vô số lợi ích với toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Đây là khoảng thời gian não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn, sắp xếp lại các ký ức và chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.
Do đó, khi bị mất ngủ, não bộ sẽ mất đi khoảng thời gian nghỉ ngơi quý giá này và khiến cho hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn. Chúng ta không khó để nhận thấy, một người khi bị mất ngủ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ bị mất tập trung, tiếp thu chậm, chậm nhớ, chóng quên. Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở những người bị mất ngủ mãn tính.
Quan trọng hơn, giấc ngủ sâu còn là “thời điểm vàng” để loại bỏ các chất thải giải phóng ra từ hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy, khi bị mất ngủ, các chất thải này sẽ tích tụ lại và gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Neuroscience, tiến sĩ Michele Bellesi đến từ Đại học Marche Polytechnic, Ancona, Italia đã chỉ ra, mất ngủ sẽ khiến cho những tế bào hình sao ở trong não hoạt động quá mức.
Thông thường, những tế bào hình sao này chỉ dọn dẹp những phần hư hỏng, chất thải trong não bộ. Nhưng khi bị mất ngủ, chúng sẽ tấn công cả các tổ chức lành lặn trong não bộ, đặc biệt là những khớp thần kinh (Synapse) – phần nối tiếp giữa các neuron, đảm nhiệm vai trò dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
Điều này thể hiện rõ ràng trong một thí nghiệm giữa các nhóm chuột khác nhau gồm: Nhóm được ngủ đủ giấc (6 – 8 tiếng), nhóm bị đánh thức bất ngờ, nhóm mất ngủ cả đêm và nhóm không được ngủ trong 5 ngày liên tục.
Kết quả cho thấy, việc các tế bào hình sao hủy hoại cả những tổ chức bình thường được quan sát rất rõ ràng giữa các nhóm. Đồng thời, tỷ lệ xuất hiện của tế bào hình sao tại các khớp thần kinh cũng có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể:
- Nhóm được ngủ đủ giấc là 5,7%.
- Nhóm bị đánh thức là 7,3%.
- Nhóm mất ngủ cả đêm là 8,4%.
- Nhóm mất ngủ 5 ngày là 13,5%.
Việc các khớp thần kinh và các tế bào thần kinh bị hủy hoại là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, hay nghiêm trọng nhất chính là bệnh Alzheimer.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cũng đã có một phát hiện quan trọng khác về tác hại của mất ngủ với não bộ. Theo đó, khi bị mất ngủ hay ngủ không sâu giấc, một lượng protein amyloid beta (đây là các mảng xơ được tạo thành từ protein) sẽ tích tụ nhiều hơn trong não, hình thành các đám rối tơ thần kinh.
Chúng không chỉ cản trở việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh, mà còn gây chết các tế bào thần kinh, làm teo nhỏ những khu vực não bộ bị ảnh hưởng. Quá trình này thường bắt đầu từ mặt trong của thùy thái dương.
Protein amyloid beta tích tụ quanh các tế bào thần kinh ở người bệnh mất ngủ
Khi người bệnh mất ngủ gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ, cuộc sống của họ và gia đình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu mắc phải bệnh Alzheimer, họ thậm chí còn mất đi trí nhớ, không biết bản thân mình đang làm gì, quên đi ngay cả những người thân và giảm khả năng giao tiếp.
Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ ở người bệnh mất ngủ mãn tính là họ phải lấy lại được giấc ngủ bình thường càng sớm càng tốt. Vậy, biện pháp nào sẽ giúp người bệnh lấy lại được giấc ngủ sâu ngon?
Biện pháp giúp đẩy lùi tình trạng mất ngủ mãn tính, lấy lại giấc ngủ sâu, ngon
Để giúp lấy lại giấc ngủ sâu ngon và liền mạch mỗi đêm, bạn nên thực hiện những điều sau đây:
- Không gian phòng ngủ nên được giữ thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, yên tĩnh và tối. Giường ngủ nên được dọn gọn gàng, sạch sẽ.
- Tắt các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động, laptop, máy tính bảng ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ.
- Thư giãn tinh thần với các bài tập thiền, nghe nhạc nhẹ, đọc sách có nội dung nhẹ nhàng,…
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Ngủ trưa không quá 30 phút.
- Bổ sung hormone HGH:
Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện một yếu tố quan trọng trong khởi phát và kéo dài tình trạng mất ngủ là do suy giảm hormone tăng trưởng HGH. HGH là một hormone được sản xuất ở tuyến Yên có tác dụng phục hồi các tế bào, tái tạo mô, phát triển cơ bắp và quan trọng hơn hết là duy trì giấc ngủ sinh lý.
Theo ước tính, khoảng 80% lượng HGH sẽ bị mất đi từ tuổi 21 đến 61 tuổi. Điều này sẽ khiến giấc ngủ bị suy giảm cả về chất và lượng. Ngược lại, việc mất đi giấc ngủ sâu mỗi đêm lại khiến việc sản xuất HGH bị gián đoạn, lượng HGH lại giảm đi nhiều hơn, hình thành một vòng xoáy bệnh lý vô cùng phức tạp.
Do đó, biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng mất ngủ là làm tăng lượng hormone HGH trong cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung trực tiếp HGH thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, con đường an toàn nhất chính là kích thích cơ thể sản xuất HGH một cách tự nhiên. Và, BoniHappy + chính là sản phẩm có công dụng như vậy.
Hormone tăng trưởng là chìa khóa để đẩy lùi mất ngủ mãn tính
BoniHappy + - Giải pháp giúp đẩy lùi tình trạng mất ngủ mãn tính hiệu quả
BoniHappy + có nhiều thành phần đặc biệt như:
- L-Arginine và GHRP-2 giúp kích thích tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng một cách tự nhiên, từ đó giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây mất ngủ, giúp lấy lại giấc ngủ sinh lý.
- Các loại thảo dược tự nhiên giúp dễ ngủ, ngủ ngon và kéo dài giấc ngủ như: Lạc tiên, trinh nữ, rau diếp khô, dây tơ hồng, lá đậu phộng, bột ngọc trai.
- Magie oxit, kẽm oxit, vitamin B6 giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm suy nhược, phục hồi sức khỏe não bộ, tăng chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, kẽm cũng tham gia tổng hợp hormone tăng trưởng.
- GABA và Acid glutamic là những chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ giúp giảm căng thẳng, stress và những tác động tiêu cực của chúng đến não bộ.
- Shilajit P.E giúp phục hồi sức khỏe cho những người bị mất ngủ.
Với công thức toàn diện này, BoniHappy + sẽ giúp người bệnh mất ngủ mãn tính lấy lại được giấc ngủ sâu, ngủ ngon, liền mạch một cách an toàn và hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp phục hồi sức khỏe và giảm tác động tiêu cực do mất ngủ gây ra.
Thành phần của BoniHappy +
BoniHappy + và đánh giá của các chuyên gia đầu ngành
Với cơ chế tác động toàn diện, BoniHappy + đã nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành.
Trong Cơ thể bạn nói gì - được phát sóng trên kênh truyền hình VTV2, TS.BS Nguyễn Thị Khánh Vân – Nguyên trưởng khoa A9, viện y học Cổ truyền quân đội đã nhận xét về BoniHappy + như sau:
“BoniHappy + là một sản phẩm mà tôi đánh giá cao trong việc khắc phục tận gốc mất ngủ mãn tính. Sản phẩm này có hai thành phần chính là L-Aginine và GHRP-2, giúp kích thích cơ thể tự sản xuất hormone HGH, nhờ đó tái tạo giấc ngủ sinh lý.
Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung thêm nhiều thảo dược và các dưỡng chất thiết yếu giúp làm giảm căng thẳng, suy nhược thần kinh, mang lại giấc ngủ tự nhiên. Điều mà chúng tôi đánh giá cao nhất ở sản phẩm này là tác dụng đã được kiểm chứng trên lâm sàng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông. Kết quả cho thấy, tác dụng khắc phục tình trạng mất ngủ, tạo giấc ngủ ngon và sâu đạt tới 86,7% và hoàn toàn không gây tác dụng phụ”
TS.BS Nguyễn Thị Khánh Vân tư vấn về BoniHappy + cho mất ngủ mãn tính
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về mối quan hệ giữa mất ngủ mãn tính và suy giảm trí nhớ. BoniHappy + là sản phẩm hàng đầu trong khắc phục tận gốc tình trạng mất ngủ mãn tính, giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mời quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- CBT-I: Thay đổi nhận thức hành vi để cải thiện mất ngủ
- Lý giải hiện tượng: Buồn ngủ nhưng không ngủ được