Tổng hợp các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất hiện nay

Cập nhập: Thứ tư, 07/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ? Giấc ngủ chưa được bao lâu bạn lại giật mình tỉnh giấc? Sáng dậy người bạn mệt mỏi, tinh thần uể oải, không thể tỉnh táo tập trung? Nếu đang gặp tình trạng trên thì rất có thể bạn đã bị một trong những chứng rối loạn giấc ngủ dưới đây.

 

Những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp hiện nay là gì?

Những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp hiện nay là gì?

 

Rối loạn giấc ngủ là gì?

    Giấc ngủ là một quá trình sinh học khá phức tạp. Trong khi bạn chìm vào giấc ngủ, các chức năng của não bộ và cơ quan khác vẫn không ngừng làm việc để giúp cơ thể phục hồi và khỏe mạnh sau một ngày dài.

    Rối loạn giấc ngủ là tình trạng làm xáo trộn giấc ngủ bình thường của bạn. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, suy nghĩ và hành động hàng ngày của bạn.

 

Có những rối loạn giấc ngủ nào?

   Các nhà khoa học đã phân chia ra hơn 80 chứng rối loạn giấc ngủ khác nhau. Trong đó các loại chính phải kể đến:

Mất ngủ

   Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất hiện nay. Nó được đặc trưng bởi các triệu chứng như: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, không thể duy trì giấc ngủ liên tục, gặp khó khăn trong việc thức giấc và buồn ngủ vào ban ngày...

    Có 2 dạng mất ngủ là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Trong đó:

  • Mất ngủ cấp tính

   Nguyên nhân là do căng thẳng trong công việc, áp lực gia đình hoặc cú sốc tâm lý…. Nó thường kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần nhưng không quá 1 tháng.

  • Mất ngủ mãn tính:

   Mất ngủ cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính. Tình trạng này thường kéo dài trên 1 tháng, hoặc thậm chí lâu hơn rất nhiều. Thực tế có những bệnh nhân mất ngủ kéo dài ròng rã từ 10-20 năm.

   Mất ngủ kéo dài sẽ gây ra rất nhiều tác hại, bao gồm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ lạm dụng thuốc ngủ và mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường.

 

Mất ngủ mãn tính kéo dài làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm

Mất ngủ mãn tính kéo dài làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm

 

Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều

   Các rối loạn giấc ngủ thuộc dạng này thường do:

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ

   Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn hô hấp phổ biến liên quan đến giấc ngủ làm gián đoạn quá trình thở vào ban đêm. Bệnh nhân sẽ ngưng thở khoảng vài giây, lặp lại nhiều lần nhưng họ không phát hiện ra.

   Các triệu chứng dễ nhận biết hơn là ngáy to, có thể thức giấc khi bị nghẹt thở hoặc thở hổn hển. Điều này khiến bệnh nhân mệt mỏi, lo lắng, mất tập trung…

  • Thiếu ngủ

   Tình trạng này xảy ra ở những người làm việc quá nhiều hoặc làm việc ca đêm. Cơ thể thiếu ngủ và mệt mỏi sẽ khiến họ ngủ li bì những giấc dài. Tuy nhiên, sau đó họ vẫn thấy uể oải, ngủ gật trong ngày.

 

Thiếu ngủ do làm việc quá nhiều

Thiếu ngủ do làm việc quá nhiều

 

  • Thuốc

    Rối loạn giấc ngủ dạng ngủ nhiều có thể do một số thuốc điều trị gây ra như: thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh…

   Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi quá mức vào ban ngày dù đã ngủ đủ giấc. Điều này có thể dẫn đến cảm giác muốn đi ngủ ngay lập tức. Đỉnh điểm là cơn buồn ngủ thường kéo dài trong vài phút.  Tình trạng này xảy ra là do khả năng điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của não bị gián đoạn.

   Ngoài ra người bệnh có thể bị ảo giác thị giác, thính giác, hoảng sợ hoặc mất  hoàn toàn cử động cơ bắp trong khi ngủ…

   Đặc biệt những người mắc chứng ngủ rũ có nguy cơ cao bị tai nạn hoặc chấn thương…

  • Hội chứng chân không yên (RLS)

    Những người bị RSL trải qua cảm giác chân ngứa ran hoặc kiến bò, khiến họ phải di chuyển chân liên tục. Triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn khi ngồi hoặc nằm khiến họ khó ngủ. 

Những rối loạn sinh học ngày đêm

   Hiện tượng rối loạn giấc ngủ này xảy ra ở những người làm việc theo ca hay thay đổi múi giờ. Việc ngủ ban ngày và làm việc ban đêm hoặc di chuyển liên tục đến những múi giờ khác nhau sẽ gây rối loạn nhịp thức- ngủ của cơ thể.

    Bệnh nhân thường cảm thấy trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ và lâu dần có thể gây mất ngủ mãn tính.

Những rối loạn bất thường xảy ra trong giấc ngủ

   Hiện tượng bất thường này gồm có:

  • Đang ngủ bỗng thức giấc đi lang thang, hoảng loạn ban đêm, hú hét, tim đập nhanh, thở mạnh, toát mồ hôi… Lúc tỉnh giấc người bệnh thường không nhớ gì.
  • Giật mình, nói trong lúc ngủ, co cứng chi dưới khi ngủ…
  • Gặp ác mộng, mất trương lực cơ hoặc nghiến răng khi ngủ,....

 

Gặp ác mộng là một dạng của rối loạn giấc ngủ

Gặp ác mộng là một dạng của rối loạn giấc ngủ

 

Cần làm gì để đối phó với rối loạn giấc ngủ?

   Nếu bạn thấy bản thân gặp một trong những dạng của rối loạn giấc ngủ trên, đừng ngần ngại hãy nhấc máy liên hệ số hotline miễn cước 1800.1044 của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về giải pháp khắc phục nhé.

   Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tham khảo một số giải pháp khắc phục sau đây:

  • Tạo môi trường phòng ngủ thoải mái, mát mẻ, yên tĩnh và tối. Nếu tiếng ồn khiến bạn tỉnh táo thì hãy sử dụng đồ bịt tai. Nếu ánh sáng cản trở giấc ngủ của bạn hãy thử dùng mặt nạ ngủ hoặc rèm chắn sáng.
  • Suy nghĩ tích cực, tránh đi ngủ với tâm trạng tiêu cực.
  • Tránh sử dụng giường cho bất kỳ điều gì khác ngoài việc ngủ. Không xem tivi, ăn uống, làm việc hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong phòng ngủ của bạn.
  • Cố gắng giải tỏa đầu óc trước khi đi ngủ bằng cách viết ra giấy hoặc lập danh sách việc cần làm sớm hơn vào buổi tối. Điều này rất hữu ích nếu bạn có xu hướng lo lắng và suy nghĩ quá nhiều trên giường vào ban đêm.
  • Hạn chế ngủ trưa. Nếu quá buồn ngủ bạn có thể chợp mắt tối đa 30 phút và không ngủ sau 3 giờ chiều.
  • Tránh uống rượu và thuốc lá ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ và trong đêm.
  • Tập thể dục thường xuyên, nhưng không tập trong vòng bốn giờ trước khi đi ngủ nếu bạn khó ngủ.

   Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích về căn bệnh rối loạn giấc ngủ cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Lạm dụng thuốc ngủ gây hại sức khỏe như thế nào?

Việc lạm dụng thuốc ngủ lại gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của người sử dụng. Nếu bạn quan tâm tới vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Mệt nhưng không ngủ được - Làm sao để cải thiện?

Khi cảm thấy mệt mỏi, chúng ta thường muốn lên giường, ngủ một giấc thật dài để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Vậy nhưng, nếu đã rất mệt nhưng khi lên giường lại trằn trọc, không thể vào giấc thì phải làm sao?

Mất ngủ ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ tuổi dậy thì là: 1. Do thay đổi hormone  2. Áp lực về học hành thi cử…

Tổng hợp 16 cách để ngủ ngon hơn, cải thiện bệnh mất ngủ hiệu quả

Có 16 cách để ngủ ngon an toàn và hiệu quả. Đó là tắm nắng 30 phút mỗi ngày, đi ra khỏi giường nếu sau 20 phút vẫn chưa ngủ được...

Tìm hiểu về bệnh rối loạn giấc ngủ

 Rối loạn giấc ngủ gây ra những cảm giác khó chịu và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đối với người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Bệnh có những triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh ra sao?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

BoniSleep

Loại: Giá: Số lượng:
BoniSleep+ 30V 405.000đ/Hộp
BoniHappy+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại, cách điều trị

Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại, cách điều trị

Hiểu rõ về chứng mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại, cách điều trị sẽ giúp bạn có cách giải quyết tốt hơn. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm  câu trả lời trong bài viết này.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi