Trong dân gian có nhiều bài thuốc, nhiều loại thảo dược thân thuộc được sử dụng để cải thiện tình trạng mất ngủ như các bài thuốc lá vông chữa mất ngủ. Dân gian sử dụng các bài thuốc này như thế nào và thực hư tác dụng của chúng ra sao. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về thực hư của việc dùng lá vông chữa mất ngủ các bạn nhé!
Đặc điểm của dược liệu lá vông
Cây vông còn có tên vông nem, hải đồng bì, thích đồng bì với tên khoa học là Erythrina variegata L., cây vông là loại cây dễ trồng cao 10 - 20m, thân có gai ngắn.
Lá gồm 3 chét, dài 20 - 30cm, lá chét màu xanh và bóng, lá chét giữa phình chiều rộng lớn hơn chiều dài, hai lá chét hai bên chiều dài lớn hơn chiều rộng. Hoa màu đỏ tươi, tụ họp thành chùm dài 1 - 3 hoa. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm.
Công dụng của lá vông
Theo Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp. Vỏ cây vông có tác dụng khử phong thông lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh. Đặc biệt lá vông còn là một vị thuốc an thần rất tốt, cải thiện chứng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Liều dùng cây vông: Lá vỏ 8 - 16g. Hạt 3 - 6g. Trẻ em dùng 3 - 4g (vỏ).
Lá cây vông chữa mất ngủ?
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là tình trạng bạn không đảm bảo được thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ:
Thời gian ngủ:
-
Khó đi vào giấc ngủ
-
Thức giấc quá sớm vào buổi sáng
-
Tổng thời gian ngủ ngắn
Chất lượng ngủ:
-
Thức giấc nhiều lần khi đang ngủ
-
Không thể ngủ trở lại khi thức giấc
-
Ngủ không sâu, ngủ không đã
Nguyên nhân mất ngủ
Mất ngủ do nhiều yếu tố gây nên như: Tuổi tác, bệnh tật, sự ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn, căng thẳng tâm lý, áp lực cuộc sống…
Tuy nhiên, qua các nghiên cứu dưới góc độ sinh học, các nhà khoa học chỉ ra rằng suy giảm nồng độ hormon tăng trưởng chính là nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính và mất ngủ do tuổi tác.
Hormone tăng trưởng là một loại hormon peptide do thùy trước tuyến yên tiết ra là hormone chính kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng não và chức năng enzyme, thiết lập lại giấc ngủ sinh lý.
Tỉ lệ sản xuất hormone tăng trưởng ở người sẽ giảm 80% từ tuổi 21 đến 61, do vậy sẽ dẫn đến mất ngủ và các triệu chứng khác của tuổi già.
Sự sụt giảm hormone tăng trưởng không chỉ khiến cơ thể kém tập trung, khó ngủ mà còn gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe khác: tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, da nhăn và khô, yếu cơ, tăng cân tích mỡ bụng, suy nhược thần kinh và thể lực, giảm khả năng sinh lý, suy giảm chức năng miễn dịch…
Triệu chứng mất ngủ?
Có nhiều người thường gặp những tình trạng như khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc hoặc buổi sáng thức dậy người rất mệt mỏi… và cho rằng điều này là bình thường mà không biết rằng mình đang gặp phải những triệu chứng ban đầu của bệnh mất ngủ. Vậy những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất ngủ là gì? Đó là:
-
Khó đi vào giấc ngủ
-
Giấc ngủ nông, không sâu, mơ màng, hay mơ thấy ác mộng
-
Dễ bị thức dậy giữa chừng, thức dậy không ngủ lại được hoặc mất thời gian rất lâu mới ngủ lại được
-
Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ, người mệt mỏi
-
Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày
-
Thường xuyên cảm thấy cơ thể khó chịu, căng thẳng, stress, dễ nổi cáu
-
Gặp khó khăn về việc ghi nhớ, chú ý hoặc tập trung vào một vấn đề gì đó
-
Thường xuyên bị nhức đầu, căng thẳng, khó chịu ở dạ dày, ruột.
Phương pháp sử dụng lá vông nem để cải thiện tình trạng mất ngủ
Sau đây là một số cách sử dụng lá vông nem để cải thiện tình trạng mất ngủ:
-
Hấp lá vông:
Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, người bệnh mất ngủ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon, sâu giấc.
-
Canh lá vông:
Có lẽ, món canh lá vông được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt ở vùng miền quê. Để chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ thì người ta thường hay lấy lá vông bánh tẻ (loại không quá non hoặc quá già). Sau đó, rửa sạch rồi cho lên bếp luộc hoặc nấu canh với lá dâu tằm, hoặc nấu chung với thịt bằm, hoặc tôm như một món ăn hàng ngày để chăm sóc sức khỏe.
-
Hãm nước lá vông:
Để hãm lá vông chữa mất ngủ một cách khoa học thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu sau:
+ Lá vông phơi khô: 16g
+ Táo nhân: 10g (nhân bên trong của hạt táo chua đem sao đen lên)
+ Tâm sen: 5g (bạn sao cho thơm chứ không được sao đen)
+ Nước
+ Bình sứ giữ nhiệt.
Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị trên vào trong bình giữ nhiệt hãm với 1 lít nước đun sôi, nóng già. Tới khi nước nguội đi thì bạn có thể cho thêm 1 đến 2 bông hoa nhài tươi.
Cách dùng: Uống nước này nhiều lần trong ngày để loại bỏ chứng mất ngủ hiệu quả.
Ngâm rượu lá vông:
Để ngâm rượu lá vông một cách khoa học nhất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:
+ Lá vông bánh tẻ: 100 gam
+ Rượu trắng: 1 lít, chọn rượu trắng 30-40 độ.
+ Hũ thủy tinh
Cách làm: Lá vông bạn mang rửa cho thật sạch, sau đó phơi khô ở bóng râm rồi thái nhỏ mang ngâm với rượu như liều lượng ở trên. Ngâm rượu lá vông càng lâu càng tốt, để tầm 15-20 ngày sau là có thể dùng được.
Cách uống rượu lá vông chữa mất ngủ như sau: Dùng 10-20ml mỗi ngày để có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Hiệu quả của các bài thuốc chữa mất ngủ bằng lá vông
Các món ăn, bài thuốc giúp cải thiện mất ngủ có thể đã được truyền từ nhiều đời, nhưng hiệu quả chưa hẳn đã khiến các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ hài lòng. Phần vì người dùng không có thời gian sử dụng đều đặn, không sử dụng đủ lâu. Phần vì hầu hết người dùng không tuân thủ các lưu ý trong quá trình chế biến cũng như sử dụng bài thuốc. Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ lá vông để chữa mất ngủ:
-
Lá vông cần được phơi trong bóng râm, chớ phơi ngoài nắng mà khiến các chất không còn tác dụng như mong đợi.
-
Dùng đúng liều lượng, không được lạm dụng quá nhiều.
-
Chế biến bài thuốc lá vông chữa mất ngủ cần cẩn trọng, đúng cách.
Bên cạnh sử dụng lá vông chữa mất ngủ thì mọi người nên có chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ, khoa học.
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên và bào chế dưới dạng viên uống. Các sản phẩm này đem lại nhiều thuận tiện và hiệu quả được bệnh nhân mất ngủ tin dùng. Các sản phẩm này có thể kể đến như BoniSleep của Mỹ và Canada được công ty TNHH Botania phân phối tại Việt Nam.
Giải pháp cải thiện giấc ngủ đến từ BoniSleep
Nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật năm 2006 cho thấy lactium, một hoạt chất được tinh chế từ sữa có tác dụng cải thiện 66% giấc ngủ. Lactium tác động lên các thụ thể GABA -A của não bộ, nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.
Ứng dụng nghiên cứu trên, sản phẩm BoniSleep của Mỹ và Canada ra đời với thành phần chính là lactium, không chỉ cải thiện giấc ngủ, mà còn hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ do stress.
Viên uống BoniSleep là sản phẩm kết hợp đặc biệt của Lactium, melatonin, 5-Hydroxytryptophan , L- Theanine, GABA cùng với các thảo dược: cây nữ lang, hoa cúc, lạc tiên, hoa bia, ngọc trai, Vitamin B6,....
Nhờ vậy BoniSleep đem lại hiệu quả giúp thư giãn tế bào thần kinh, tái tạo sức sống não bộ, giúp điều trị rối loạn giấc ngủ, giúp giảm stress, giảm lo âu, căng thẳng thần kinh tạo giấc ngủ sâu và êm ái cho người bệnh, cải thiện tình trạng mất ngủ, chống trầm cảm.
BoniSleep trên hành trình mang giấc ngủ ngon trở lại với hàng triệu bệnh nhân.
BoniSleep được người bệnh đánh giá rất cao khi đã giúp họ ngủ ngon giấc cả đêm. Dưới đây là chia sẻ của bệnh nhân đã dùng sản phẩm:
Cô giáo Đặng Thị Thu Thủy, 41 tuổi ở Thôn Ngọc Trúc, xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ, Hưng Yên:
Năm 2015, bệnh đại tràng của chị trở nặng khiến chị bị mất ngủ trắng đêm từ đó. Chị được bác sĩ kê thuốc tây cho uống, dùng liên tục cũng 6,7 tháng, hôm ngủ được, hôm lại chập chờn. Nhưng dùng thuốc tây này sợ lắm, người quay cuồng, nhiều sáng dậy mà chị chóng mặt, ngã lăn cả ra đất, mặt mũi cứ gọi là phù to. May sao chồng chị tìm được BoniSleep. Được 1 tháng dùng BoniSleep chị thấy giấc ngủ được 5-6 tiếng, ngủ ngon nên chị bắt đầu giảm dần liều thuốc tây, mỗi lần khoảng 1/4 viên thôi. Giấc ngủ vẫn ngon, sâu và sau 3 tháng chị đã bỏ hoàn toàn được thuốc tây rồi.
Cô Đầu Thị Việt, 60 tuổi ở thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, điện thoại: 0852.613.047.
Cô bị mất ngủ nặng từ 10 năm trước, giấc ngủ cứ giảm dần, cuối cùng chỉ còn có 1 tiếng 1 đêm. Vừa mệt mỏi, vừa căng thẳng, hồi hộp, tim đập nhanh, trong lòng luôn cảm thấy bất an, cả ngày cả đêm lúc nào đầu cũng căng ra để suy nghĩ, thậm chí chỉ là những chuyện tào lao, vớ vẩn. May mà con gái cô tìm hiểu và mua cho cô BoniSleep, chỉ sau nửa tháng, giấc ngủ của cô tăng lên 4 tiếng 1 đêm, sau 3 tháng, cô bỏ hẳn được thuốc an thần tây y mà ngủ được hẳn 7 tiếng 1 đêm.
Cô Lê Thị Vân Anh, 51 tuổi ở ngách 167/15 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0973.356.411
Cô bị mất ngủ từ năm 2000 do gặp một cú sốc lớn trong gia đình, cô thức trắng đêm không ngủ được chút nào, dùng Seduxen cô thấy rất mệt mỏi, không có sức sống, sợ tác dụng phụ nên cô không dám uống nữa. May mắn thay gặp được BoniSleep, cô đã ngủ ngon giấc cả đêm, người khỏe, hiện tại cô không cần dùng bất cứ thứ gì, kể cả BoniSleep mà vẫn duy trì được giấc ngủ ngon.
Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược để chữa mất ngủ là một phương pháp được sử dụng từ ngàn đời nay, trong đó có bài thuốc lá vông chữa mất ngủ. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc còn tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa, phương thức chế biến cũng như thời gian và liều lượng sử dụng. Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học, các nhà khoa học đã bào chế ra viên uống cải thiện giấc ngủ từ thảo dược thiên nhiên mà lại thuận tiện trong quá trình sử dụng cũng như đem lại hiệu quả cải thiện giấc ngủ tối ưu như viên uống BoniSleep. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Mời các bạn xem thêm: