Mục lục [Ẩn]
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với con người, bởi nó giúp cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày dài hoạt động. Do đó, việc thiếu ngủ một vài giờ mỗi đêm đã đủ để khiến chúng ta rất mệt mỏi. Vậy nếu thường xuyên thức trắng đêm không ngủ được thì sẽ gây nguy hại như thế nào đến sức khỏe? Và để cải thiện hiệu quả tình trạng này, người bệnh cần làm gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Thức trắng đêm không ngủ được nguy hiểm như thế nào?
Thức trắng đêm không ngủ được nguy hiểm như thế nào?
Việc thường xuyên thức trắng đêm không ngủ được gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đó là:
- Mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung vào ban ngày: Điều này không chỉ làm giảm sút năng suất và chất lượng công việc mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Họ dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông hoặc lao động do không tỉnh táo .
- Rối loạn tâm lý: Việc thức trắng đêm không ngủ được kéo dài khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, uể oải nên tâm trạng của họ thay đổi thất thường, hay cáu gắt với mọi người xung quanh. Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này có thể dẫn đến những rối loạn về tâm lý như: Rối loạn lo âu, trầm cảm…
Thức trắng đêm không ngủ được khiến người bệnh lo âu, trầm cảm
- Suy giảm trí nhớ: Giấc ngủ ban đêm là thời gian để bộ não được nghỉ ngơi và kết nối lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Do vậy, việc thường xuyên thức trắng đêm không ngủ được sẽ gây suy giảm và rối loạn hoạt động của não bộ. Hơn nữa, mất ngủ kéo dài khiến amyloid- và protein Tau tích tụ ngày càng nhiều khiến các tế bào thần kinh chết nhanh và nhiều hơn, từ đó gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
- Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm:
+ Bệnh tiểu đường, béo phì: Thức trắng đêm không ngủ được làm tăng nồng độ cortisol, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa glucose và lipid trong cơ thể. Đây là lý do vì sao người bệnh mất ngủ kéo dài có nguy cơ cao bị béo phì, mắc bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch.
+ Bệnh tim mạch: Thức trắng đêm không ngủ được sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây tăng tiết adrenalin có tác dụng co mạch, lâu dần dẫn đến các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, hồi hộp, đánh trống ngực...
Thức trắng đêm không ngủ được làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch
- Thúc đẩy quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể: Khi tình trạng thức trắng đêm không ngủ được kéo dài thì da dẻ của bệnh nhân sẽ trở nên nhăn nheo, sạm màu, khô và bong tróc, quầng mắt thâm và xuất hiện dấu chân chim…
Chính vì vậy, chúng ta cần sớm tìm ra nguyên nhân khiến mình thường xuyên thức trắng đêm không ngủ được để từ đó có giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời.
Thức trắng đêm không ngủ được thường gặp ở những đối tượng nào?
Những đối tượng dễ gặp tình trạng thức trắng đêm không ngủ được đó là:
- Người cao tuổi:
Giấc ngủ của người cao tuổi thường bị giảm sút cả về thời lượng và chất lượng. Nguyên nhân là do khi về già, cùng với sự lão hóa của cơ thể thì lượng hormon tăng trưởng HGH do tuyến yên tiết ra bị suy giảm. HGH là hormon có vai trò giúp tái tạo giấc ngủ, cho giấc ngủ sâu và ngon hơn. Lượng hormon này bị giảm đi khoảng 80% ở tuổi 60 so với năm 21 tuổi khiến người già dễ gặp tình trạng thức trắng đêm không ngủ được.
- Người bị căng thẳng, stress thường xuyên:
Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ tăng tiết hormon cortisol để tạo năng lượng đối phó tạm thời với tình trạng stress. Cortisol lại được coi là “hormon đánh thức cơ thể”, có tác dụng ngược lại với hormon melatonin - loại hormon gây buồn ngủ, kiểm soát chu kỳ giấc ngủ trong cơ thể. Do vậy, căng thẳng làm nồng độ cortisol tăng cao sẽ khiến thần kinh bị kích thích gây mất ngủ.
Người căng thẳng thường xuyên dễ bị thức trắng đêm không ngủ được
- Những người làm việc ca đêm: Do tính chất công việc, nhiều người thường xuyên phải thức trắng đêm không được ngủ. Tình trạng này kéo dài gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, dần dần gây mất ngủ.
- Những người thường xuyên đi công tác nước ngoài: Múi giờ khác nhau hoặc thói quen sinh hoạt ở nước ngoài thay đổi dễ khiến bạn bị mất ngủ, thậm chí cả đêm không ngủ được.
- Người mắc các bệnh lý: Tình trạng đau nhức do các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp…; ho, đờm, khó thở do các bệnh lý mãn tính đường hô hấp;... có thể khiến người bệnh khó chịu và thức trắng đêm không ngủ được.
Ho vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ
Các đối tượng trên mới đầu có thể chỉ mất ngủ hoặc thức trắng một vài đêm, nhưng nếu không được khắc phục sớm thì họ rất dễ gặp tình trạng thức trắng đêm không ngủ được kéo dài dai dẳng không dứt.
Bởi cho dù vì bất kỳ nguyên nhân nào thì việc không ngủ được vào ban đêm sẽ khiến nồng độ hormon tăng trưởng (HGH) trong cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Tức là bình thường, HGH được tiết ra nhiều nhất trong khoảng từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng với điều kiện con người trong trạng thái ngủ sâu. Khi bị mất ngủ thường xuyên, cơ thể sẽ không thể tiết được đầy đủ hormone HGH trong khoảng thời gian đó, tác động ngược trở lại khiến tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.
Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng thức trắng đêm không ngủ được, mang lại giấc ngủ ngon? Đáp án sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.
Thức trắng đêm không ngủ được phải làm sao?
Để sớm khắc phục tình trạng thức trắng đêm không ngủ được, lấy lại giấc ngủ sâu ngon, người bệnh nên áp dụng đồng thời các biện pháp dưới đây:
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học:
+ Sống lạc quan, suy nghĩ tích cực, cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc với thời gian nghỉ ngơi.
+ Trước khi lên giường đi ngủ, hãy thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, uống một cốc sữa ấm…; tuyệt đối không dùng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính…
Đọc sách để thư giãn trước khi đi ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn
+ Nếu không ngủ được thì không nên nằm trên giường quá lâu, thay vào đó hãy đi làm việc khác, đến khi nào buồn ngủ thì mới quay trở lại giường.
+ Chỉ sử dụng giường để ngủ, không dùng cho các việc khác như: Ăn uống, làm việc,...
+ Không nên ăn quá no trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ; đồng thời nên hạn chế các chất béo, thức ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ vào bữa tối.
+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Trà, cà phê, rượu bia...trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ.
+ Vận động thường xuyên, ít nhất 150 phút/tuần.
+ Tạo không gian thích hợp cho phòng ngủ: Thoáng khí, yên tĩnh, ánh sáng phù hợp.
Người bệnh mất ngủ cần tạo môi trường phòng ngủ yên tĩnh
- Bổ sung hormon HGH cho cơ thể:
Bổ sung hormone HGH là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để khắc phục tình trạng thức trắng đêm không ngủ được, lấy lại giấc ngủ sâu ngon.
Hiện nay, biện pháp từ thiên nhiên giúp kích thích tuyến yên tự tiết hormone HGH đang được nhiều người ưu tiên sử dụng bởi tính an toàn, hiệu quả cao. Dẫn đầu xu hướng đó chính là sản phẩm BoniHappy + của Mỹ.
BoniHappy + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh mất ngủ kinh niên
BoniHappy + - Giải pháp tối ưu cho người thường xuyên thức trắng đêm không ngủ được
BoniHappy + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính. Hiệu quả của BoniHappy + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy BoniHappy + có hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ lên đến 86,7%, đồng thời không gây ra bất kỳ tác dụng không mong muốn nào cho người sử dụng.
Điểm nổi bật của BoniHappy + là cơ chế tác dụng đột phá theo hướng kích thích cơ thể tự tiết hormon tăng trưởng HGH nhờ các thành phần L-Arginine, Shilajit P.E, GHRP-2. Điều này giúp khắc phục nguyên nhân gây ra tình trạng thức trắng đêm không ngủ được, tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, sâu ngon, trọn vẹn một cách bền vững.
Hiệu quả trên giấc ngủ của BoniHappy + còn được tăng cường bởi các thảo dược có tác dụng giúp an thần, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hoạt động của não bộ, cụ thể:
- Các thảo dược giúp an thần, tạo giấc ngủ ngon: Dây tơ hồng, lạc tiên, ngọc trai, rau diếp khô, trinh nữ…
- Các vitamin và khoáng chất thiết yếu: Magie oxid, kẽm oxid và vitamin B6 giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu.
- Các thành phần giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh: GABA, acid glutamic, giúp ngăn cản dẫn truyền căng thẳng đến thần kinh trung ương, phòng ngừa suy nhược thần kinh, mang lại cảm giác thư giãn, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.
Chính vì thế, BoniHappy + là giải pháp tối ưu cho những người thức trắng đêm không ngủ được, giúp họ lấy lại giấc ngủ sâu ngon.
Thành phần và tác dụng của BoniHappy +
BoniHappy + có tốt không?
Sau nhiều năm được phân phối rộng rãi tại Việt Nam, BoniHappy + đã giúp hàng vạn người lấy lại giấc ngủ sâu ngon. Chia sẻ của các khách hàng đã sử dụng sản phẩm dưới đây sẽ là lời giải đáp khách quan nhất cho câu hỏi: “BoniHappy + có tốt không?”
Chú Trần Đức Tuấn (50 tuổi), ở số 223/8 đường Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Chia sẻ của chú Tuấn sau khi sử dụng sản phẩm BoniHappy +
“Chú bị mất ngủ từ lâu rồi do công việc nhiều áp lực, căng thẳng, stress thường xuyên. Chú đi vào giấc ngủ rất khó và hay bị tỉnh giấc. Tính ra mỗi đêm chú chỉ ngủ được khoảng 1-2 tiếng thôi, thậm chí nhiều khi chú thức trắng đêm không ngủ được chút nào. Ban đầu thì tình trạng này diễn ra 2-3 ngày trong 1 tuần thôi, nhưng sau đó nó nặng dần lên, triền miên ngày này qua tháng khác. Chú dùng đủ loại thảo dược như tâm sen, lạc tiên, lá dong… và cả thuốc tây bác sĩ kê nhưng bệnh tình không được cải thiện.”
“May mắn một lần đọc báo chú biết đến sản phẩm BoniHappy + của Mỹ nên mua về dùng đều đặn với liều 4 viên/ngày. Bây giờ, chú ngủ được một mạch từ 11 giờ đêm tới 6 giờ sáng, mà ngủ rất ngon và sâu như giấc ngủ sinh lý của mình vậy. Sáng dậy chú thấy tinh thần sảng khoái, thoải mái lắm, không còn căng thẳng hay stress gì nữa. Vì thế nên khi đi làm, chú thấy tự tin, tập trung và hiệu quả hơn rất là nhiều”.
Mong rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ tình trạng thức trắng đêm không ngủ được nguy hiểm như thế nào; đồng thời biết thêm giải pháp BoniHappy + của Mỹ giúp mang đến giấc ngủ sâu ngon cho người bệnh. Nếu còn băn khoăn nào khác, mời bạn đọc gọi điện đến số tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp nhanh nhất.
XEM THÊM: