Phân biệt dấu hiệu bệnh trĩ và ung thư trực tràng

Cập nhập: Thứ hai, 27/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh trĩ và ung thư trực tràng có nhiều triệu chứng khá giống nhau, dễ gây nhầm lẫn với nhau. Hậu quả là nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khám và được chẩn đoán ung thư khi ở giai đoạn muộn. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng phân biệt các dấu hiệu bệnh trĩ và ung thư trực tràng.

 

Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng bằng cách nào?

Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng bằng cách nào?

 

Bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng là gì?

   Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là bệnh lý mãn tính, xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn, mất đàn hồi dần dần tạo thành búi trĩ. Tĩnh mạch bị suy giãn sẽ dễ bị nứt vỡ, dẫn đến tình trạng xung huyết, chảy máu, đau rát, chảy dịch hậu môn gây hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.

   Ung thư trực tràng là khi các tế bào ung thư bắt đầu khởi phát ở trực tràng, nó không chỉ phát triển, xâm lấn tại trực tràng mà các tế bào ung thư này còn lan sang các bộ phận khác của cơ thể, hay còn gọi là di căn. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, triệu chứng nặng, chuyển biến nhanh, dễ di căn và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng rất cao.

 

Phân biệt dấu hiệu bệnh trĩ và ung thư trực tràng

Các dấu hiệu giống nhau

   Bệnh trĩ và ung thư trực tràng có các triệu chứng giống nhau như:

  • Chảy máu trực tràng Trong cả hai bệnh này, bệnh nhân đều có thể bị chảy máu trực tràng.
  • Ngứa trực tràng và hậu môn: Chất nhầy và phân từ bên trong trực tràng khiến vùng da nhạy cảm bên trong trực tràng và xung quanh hậu môn bị kích ứng gây ngứa. Bệnh nhân thường ngứa nhiều hơn sau khi đi vệ sinh và có thể nặng hơn vào ban đêm.
  • Một khối gì đó ở lỗ hậu môn: Bệnh nhân có thể nhầm lẫn giữa búi trĩ và khối u ở trực tràng.

Các triệu chứng khác nhau trĩ và ung thư hậu môn

Màu sắc của máu

   Dù cùng đi ngoài ra máu nhưng phân của người mắc bệnh trĩ thường có màu đỏ tươi, được nhận thấy khi máu thấm vào khăn giấy hoặc lẫn trong phân. Còn máu của người bị ung thư trực tràng có màu đỏ thẫm, thường chứa chất nhầy, có thể xuất hiện ngay cả khi bệnh nhân không đi vệ sinh.

   Ngoài ra, nếu bị chảy máu trực tràng xảy ra nhiều lần trong vòng một tháng hoặc hàng ngày trong một tuần, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh.

Thay đổi thói quen đi vệ sinh

   Thông thường ở bệnh nhân trĩ, thói quen đi vệ sinh không thay đổi nhiều so với trước đó, còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường tăng tần suất đi vệ sinh. Cụ thể, tần suất đi vệ sinh ở người bệnh ung thư trực tràng có thể lên tới 4-5 lần/ngày, nặng hơn thậm chí có thể lên tới 7-8 lần/ngày.

 

Thói quen đi vệ sinh của bệnh nhân ung thư trực tràng thường thay đổi nhiều

Thói quen đi vệ sinh của bệnh nhân ung thư trực tràng thường thay đổi nhiều

 

Giảm cân không giải thích được

   Người bị ung thư nói chung và ung thư trực tràng nói riêng thường bị giảm cân không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này là do khối u bắt đầu xâm lấn các mạch máu và hệ bạch huyết, lấy đi các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Do đó, nếu bạn nhận thấy cân nặng của mình bị giảm quá nhiều trong khi bạn không thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thì bạn cần đi kiểm tra ngay..

Mùi phân

    Phân ở trong ruột càng lâu thì mùi càng nặng. Phân của người bệnh ung thư trực tràng sẽ có mùi tanh hôi hơn hẳn bình thường do khối u ở ruột làm tắc nghẽn phân, gây giảm nhu động ruột. Nếu một người có chế độ ăn uống thanh đạm mà phân có mùi hôi khác thường thì nên đi khám chuyên khoa để xác định xem có liên quan đến ung thư trực tràng hay không.

 

Những ai dễ mắc bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng

   Bên cạnh triệu chứng và tính chất bệnh, đối tượng mắc bệnh cũng có nhiều điểm khác nhau.

  • Bệnh trĩ:  Bất kỳ ai ở mọi độ tuổi, giới tính đều có nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở nhóm người cao tuổi, người bị táo bón, người ngồi nhiều, phụ nữ sau sinh,…
  • Bệnh ung thư trực tràng: Ung thư trực tràng phổ biến hơn ở nhóm tuổi trung niên từ 40 - 55 tuổi. Đặc biệt, người bị viêm loét đại tràng, người có người thân bị ung thư,… có nguy cơ bị ung thư trực tràng cao hơn.

   Trên đây là một số điểm khác nhau điển hình có thể giúp bệnh nhân phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng. Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính các và điều trị chính xác, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Hồ Chí Minh: Chân tôi đã không còn bị đau vì suy giãn tĩnh mạch

Cô Nguyễn Thị Thúy Hằng -ở số192/14 - đường Nguyễn Văn Luông, p11, q6, HCM.

Đi lại khỏe mạnh sau 4 năm đau đớn vì suy giãn tĩnh mạch chân

Cô Phạm Thị Xoan, 65 tuổi, ở tổ 1, khu Yên Lâm 4. Phường Đức Chính, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Vượt qua nỗi mặc cảm của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Chị Nguyễn Thị Diệu, 32 tuổi, ở 105 Trường Chinh, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

VTV2 - 7 cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân và giải pháp kiểm soát hiệu quả từ thảo dược

Suy giãn tĩnh mạch chân đang dần trở thành một bệnh lý phổ biến. Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới năm 2015 thì tỷ lệ số người trưởng thành mắc suy giãn tĩnh mạch chiếm từ 25 - 33% ở nữ giới và từ 10 - 40% ở nam giới.

Long An: BoniVein - Kinh nghiệm kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch

Cô Huỳnh Thị Út, 63 tuổi, ở ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành, Cần Giuộc, Long An.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Bệnh trĩ nội: 5 Điều cần biết

Bệnh trĩ nội: 5 Điều cần biết

Bệnh trĩ nội là gì? Bệnh do nguyên nhân nào gây ra? Triệu chứng ra sao? Cách khắc phục như thế nào?... Những câu hỏi đó sẽ được “Thảo dược bốn phương” giải đáp chi tiết trong bài viết ngay sau đây!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi