Mục lục [Ẩn]
Nhiều bệnh nhân bị bệnh trĩ, nếu kiểm soát bệnh không tốt sẽ gây hình thành búi trĩ, thậm chí là búi trĩ có mủ. Tình trạng này gây đau đớn, bất tiện cho bệnh nhân, thậm chí là hoại tử nếu không được xử trí kịp thời. Vậy búi trĩ có mủ do đâu? Làm thế nào để phòng ngừa? Mời bạn theo dõi bài viết sau!
Tại sao một số bệnh nhân bị búi trĩ có mủ?
Búi trĩ có mủ là gì?
Búi trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng của bệnh nhân bị suy yếu và kéo giãn, gây ứ huyết và tạo thành từng búi. Tình trạng này gây ra triệu chứng đau rát, khó chịu, ngứa ngáy và khó khăn khi đi đại tiện.
Búi trĩ có mủ là tình trạng búi trĩ bị viêm sưng và xuất hiện mủ bên trong (thường là mủ trắng). Nếu không điều trị kịp thời, búi trĩ có mủ có thể biến chứng thành viêm loét nặng hoặc hoại tử búi trĩ. Búi trĩ hoại tử khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội và có nguy cơ lây lan nhiễm trùng sang các cơ quan lân cận.
Cơ chế hình thành búi trĩ có mủ: Khi búi trĩ bị viêm, các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến khu vực này để chống lại nhiễm trùng. Sau đó, các tế bào bạch cầu và các tế bào chết sẽ tích tụ và gây hình thành mủ.
Búi trĩ có mủ điều trị thế nào?
Búi trĩ có mủ là biểu hiện cho thấy vùng hậu môn của bệnh nhân đã bị bội nhiễm. Do đó, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh và một số loại thuốc giảm đau, ví dụ:
- Thuốc kháng sinh: Như thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, Quinolon,....Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở búi trĩ.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Như Paracetamol hay NSAIDs để giảm cơn đau do búi trĩ có mủ gây ra.
Trong trường hợp búi trĩ của bệnh nhân có kích thước lớn hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, các bác sĩ có thể chỉ định biện pháp phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, bao gồm:
- Phương pháp Longo.
- Cắt trĩ với tia laser.
- Phương pháp Milligan Morgan
- Phẫu thuật trĩ với phương pháp siêu âm Doppler – THD
- Cắt búi trĩ bằng sóng cao tần HCPT
Bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh cho búi trĩ có mủ.
Phòng ngừa búi trĩ có mủ như thế nào?
Để phòng ngừa búi trĩ và búi trĩ có mủ, bệnh nhân nên kiểm soát tốt bệnh trĩ. Để làm được điều này, bệnh nhân cần thay đổi lối sống như sau:
- Thay đổi chế độ ăn: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước để làm mềm phân, giảm táo bón, giảm áp lực lên búi trĩ. Hạn chế thực phẩm nhiều muối, thực phẩm cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,...
- Tăng cường thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, trong đó có sức khỏe đường tiêu hóa.
- Không rặn quá mạnh khi đi đại tiện: Rặn quá mạnh có thể khiến búi trĩ bị sưng to và chảy mủ nhiều hơn.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện: Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm nguy cơ búi trĩ có mủ..
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên sử dụng sản phẩm BoniVein+ của Mỹ. BoniVein+ là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có công thức toàn diện gồm 3 nhóm thảo dược dưới đây:
- Nhóm thảo dược tác dụng trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh: Hesperidin và Diosmin chiết xuất từ vỏ cam chanh, Rutin chiết xuất từ hoa hòe và Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa. Các thành phần này giúp làm bền và tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch bền chắc dẻo dai; từ đó giúp co nhỏ tĩnh mạch bị suy giãn, cải thiện hiệu quả triệu chứng của bệnh trĩ như ngứa rát hậu môn, đi ngoài ra máu, sa búi trĩ…
- Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh: Lý chua đen, hạt nho và vỏ thông. Tác dụng giúp chống oxy hóa của nhóm thảo dược này giúp bảo vệ thành tĩnh mạch trước sự tấn công của các chất oxy hóa hiệu quả.
- Nhóm thảo dược giúp hoạt huyết: Cao bạch quả và cây chổi đậu. Hai thảo dược này giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó phòng ngừa hình thành biến chứng búi trĩ có mủ, búi trĩ hoại tử, nghẹt búi trĩ,...
Thành phần và công dụng BoniVein+ của Mỹ.
Búi trĩ có mủ là một tình trạng bệnh lý phổ biến, có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để điều trị búi trĩ có mủ hiệu quả, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
XEM THÊM: