Mục lục [Ẩn]
Khi nghe tên “nứt kẽ hậu môn”, chắc chắn rằng bạn đã đoán được ít nhiều căn bệnh này là gì và một số triệu chứng của nó như đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này, mời bạn dành khoảng 5 phút theo dõi bài viết ngay sau đây.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?
Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?
Nứt kẽ hậu môn là bệnh mà ở hậu môn xuất hiện vết rách trên niêm mạc (khoảng 0.5-1cm) khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát và chảy máu. Về lâu dài, mép vết rách này nứt ra rộng hơn, một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải dùng thuốc hoặc thậm chí là phẫu thuật. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ.
Tùy vào thời gian kéo dài và mức độ cơn đau mà nứt kẽ hậu môn được chia thành cấp tính và mạn tính.
- Nứt kẽ hậu môn cấp tính: Vết rách có kích thước nhỏ, sưng nề nhẹ, vết nứt nông, các triệu chứng kéo dài dưới 6 tuần, mức độ đau dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh dễ chuyển thành mạn tính.
- Nứt kẽ hậu môn mạn tính: Là khi vết nứt xuất hiện và kéo dài > 6 tuần, về rách sâu và rộng hơn, triệu chứng co thắt khó chịu tái lại nhiều lần.
Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn gây ra những triệu chứng như:
- Quan sát thấy có vết rách xuất hiện ở vùng da xung quanh hậu môn.
- Cảm giác đau nhói và rát khi đi đại tiện, kéo dài vài phút rồi hết hoặc đau liên tục trong thời gian dài (có thể là cả một ngày).
- Phân có máu, hoặc có máu thấm trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt xuống bồn cầu.
- Ngứa hậu môn.
- Vùng da quanh vết nứt có cục u nhỏ.
- Trên phân hay trên giấy vệ sinh phát hiện thấy có máu đọng lại.
Các triệu chứng này rất hay bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Trĩ là tình trạng mà các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn, hình thành búi trĩ và gây triệu chứng đau, rát, chảy máu. Vì bản chất của hai bệnh này khác nhau nên cách điều trị cũng sẽkhác biệt. Nếu như với bệnh trĩ, bạn nên dùng BoniVein của Mỹ thì nứt kẽ hậu môn sẽ điều trị bằng các phương pháp được trình bày ở phần sau của bài viết. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng khó chịu ở hậu môn, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
Cần phân biệt giữa nứt kẽ hậu môn (trái) và bệnh trĩ (phải)
Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
Bệnh nứt kẽ hậu môn không gây nguy hiểm tới tính mạng, cũng không làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
Tuy bệnh không gây biến chứng gì nguy hiểm, nhưng tình trạng đau nhói và rát kèm theo chảy máu sẽ tạo tâm lý sợ đi đại tiện, mất ngủ, cơ thể xanh xao và có cảm giác khó chịu.
Bệnh thường có thể tự khỏi sau 4-6 tuần nhưng nếu kéo dài trên 8 tuần thì sẽ chuyển thành mạn tính. Các vết rách tái đi tái lại và gây đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và tinh thần của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân hàng đầu của nứt kẽ hậu môn là do bị táo bón, phân cứng và có kích thước lớn, khi người bệnh rặn mạnh để cố đẩy phân ra ngoài sẽ làm rách lớp da ở hậu môn.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây nứt kẽ hậu môn, đó là:
- Tiêu chảy kéo dài, viêm loét đại tràng, viêm xơ cơ thắt trong hậu môn.
- Quan hệ tình dục hoặc thủ dâm bằng đường hậu môn.
- Sinh con.
- Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (liên quan đến viêm đường ruột), viêm xơ cơ thắt trong hậu môn.
- Vệ sinh hậu môn đúng cách hoặc do giấy vệ sinh quá cứng và dày làm tổn thương.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị nứt kẽ hậu môn:
- Người có cấu tạo vòng hậu môn của một số người nhỏ.
- Trẻ nhỏ, người trưởng thành trong giai đoạn 20-40 tuổi.
- Phụ nữ sau sinh.
- Người mắc các bệnh đường ruột mạn tính.
- Người đồng tính nam có quan hệ tình dục qua hậu môn.
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ
Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Thông thường, nứt kẽ hậu môn sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh thì cần sử dụng các biện pháp điều trị tích cực.
- Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc: Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê các thuốc như kem bôi gây tê tại chỗ, uống giãn cơ vòng hậu môn, thuốc giảm đau, hoặc nitroglycerin để tăng lưu lượng máu đến vết nứt để đẩy nhanh quá trình lành vết nứt.
- Phẫu thuật: Khi phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả, triệu chứng ngày càng nặng thì bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt cơ vòng bên trong để giảm đau nhức và co thắt, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.
Phương pháp phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn
Để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh nứt kẽ hậu môn bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt tốt như:
- Ăn nhiều chất xơ: Một số nguồn thực phẩm giàu chất xơ là rau xanh, yến mạch nguyên cám, trái cây có múi…
- Uống đủ 1.5-2 lít nước/ngày.
- Tăng cường tập thể dục thể thao, điều này sẽ hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả.
- Có thói quen đi đại tiện đúng cách:
- Không nhịn đi cầu.
- Không ngồi trên bồn cầu quá lâu.
- Nên dùng giấy vệ sinh mềm.
- Không cố gắng rặn quá mạnh khi bị táo bón lâu ngày mà nên dùng thuốc nhuận tràng theo đơn của bác sĩ hoặc các biện pháp làm mềm phân khác.
Nên ăn nhiều rau xanh để giảm táo bón, phòng ngừa nứt kẽ hậu môn
Đến đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh nứt kẽ hậu môn và biết được nên làm gì để cải thiện và phòng ngừa căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: