Mục lục [Ẩn]
Đau nhức, nặng mỏi, tê bì chân, chuột rút về đêm là các triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân luôn trong tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là tình trạng đau nhức kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những phương pháp đơn giản tại nhà cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Mời các bạn cùng đón đọc!
Các phương pháp nào giúp giảm đau cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?
Đau nhức chân- Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, xảy ra khi các tĩnh mạch tại đây bị suy giãn, các van tĩnh mạch bị hư hại, khiến máu từ chân trở về tim bị cản trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi các van tĩnh mạch bị tổn thương, máu ứ trệ và tạo áp lực ở chi dưới, cản trở lưu thông máu gây ra triệu chứng đau nhức, nặng mỏi chân. Các triệu chứng này thường nặng hơn vào buổi tối hoặc ban đêm do cả ngày người bệnh phải đi lại, đứng hoặc ngồi lâu, điều này làm cho trọng lực dồn về chân tăng lên, các tĩnh mạch bị tổn thương càng nhiều và người bệnh càng đau nhức hơn.
Các phương pháp giảm đau cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Dưới đây là các phương pháp giúp giảm đau cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân mà bạn có thể áp dụng:
Chườm lạnh
Theo nguyên lý tự nhiên “ nóng thì giãn ra , lạnh thì co lại”, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch bị hư hại nhiều hơn, dòng máu chảy ngược tăng, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Ngược lại, khi gặp nhiệt độ thấp, các tĩnh mạch sẽ co lại giúp giảm đau nhức cho người bệnh. Vì thế phương pháp chườm lạnh sẽ giúp người bệnh bớt đau đớn hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản: Người bệnh chỉ cần lấy một tấm vải mỏng bọc cục đá bên trong và chườm vào vùng tĩnh mạch bị suy giãn, đồng thời massage đôi chân của mình, những cơn đau sẽ dịu dần.
Chườm đá lạnh lên vùng tĩnh mạch bị suy giãn
Massage chân bằng vòi hoa sen
Để bớt đau nhức, buốt mỏi chân, các bạn có thể dùng vòi hoa sen xịt nước lạnh lên đôi chân của mình, sau đó vuốt ve, massage đôi chân khoảng 10 phút. Việc massage chân mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng đau nhức.
Di chuyển vận động nhẹ nhàng
Việc thường xuyên ngồi lâu, ít vận động sẽ khiến các tĩnh mạch ở vùng chân chịu áp lực lớn làm cho bệnh nhân đau nhức nhiều hơn và bệnh trở nặng hơn. Vì thế, để hạn chế những cơn đau, người bệnh nên di chuyển và vận động nhẹ nhàng, tránh đứng và ngồi lâu trong nhiều giờ. Bạn có di chuyển chân, xoay cổ chân, co duỗi đôi chân nhẹ nhàng.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên vận động đi lại nhẹ nhàng
Kê chân lên cao khi ngủ
Việc kê cao chân khi nằm sẽ giúp phòng ngừa ứ đọng máu tại tĩnh mạch chi, phù chân và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối tĩnh mạch- một biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Do đó, khi ngủ người bệnh nên chọn gối có chiều cao khoảng 25-28 cm, đảm bảo cho chân ở vị trí ngang tầm với tim hoặc cao hơn sẽ giúp máu di chuyển dễ dàng hơn, giảm áp lực lên thành mạch.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên kê cao chân khi ngủ
Đạp xe đạp trên không
Khi đạp xe đạp trên không, 2 chân chúng ta hoạt động liên tục, khớp gối và gân cơ co duỗi nhịp nhàng giúp việc tuần hoàn máu ở 2 chi dưới tốt hơn, nhờ đó tình trạng lòng tĩnh mạch ứ trệ máu được cải thiện, nhiều máu được thúc đẩy đến tim hơn, giảm tình trạng đau nhức hiệu quả hơn.
Vì thế, người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tập luyện bài tập đạp xe đạp trên không khoảng 15-20 phút mỗi ngày.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tập đạp xe đạp trên không
Trên đây là các biện pháp giúp giảm đau cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng chỉ giúp giảm đau tạm thời chứ chưa tác động được vào căn nguyên gây bệnh. Hơn thế nữa, các phương pháp trên cũng không thể giúp giải quyết các vấn đề khác mà người bệnh gặp phải như tê bì, chuột rút hay các tĩnh mạch nổi, tĩnh mạch màng nhện ở chân...
Vì thế, ngoài các biện pháp trên, người bệnh cần áp dụng thêm các biện pháp khác để cải thiện bệnh một cách tối ưu.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân
Theo PGS.TS Nguyễn Phương Dung - Nguyên trưởng khoa Y học Cổ truyền - Đại học Y Dược TPHCM : “Để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân một cách tốt nhất, khắc phục tình trạng đau nhức chân và các triệu chứng khác, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần có phương pháp đồng thời tác động giúp:
- Làm tăng độ đàn hồi, giúp tĩnh mạch co nhỏ lại.
- Chống oxy hóa, giúp bảo vệ và tăng độ bền của thành tĩnh mạch.
- Hoạt huyết, giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn tình trạng ứ máu.”
Mời các bạn cùng lắng nghe chia sẻ của PGS.TS Phương Dung về phương pháp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch
Trong video PGS.TS Phương Dung có nhắc tới một sản phẩm có thể tác động được cả 3 phương diện trên đó chính là BoniVein + của Mỹ. Vậy cụ thể có tác dụng như thế nào?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniVein + - Sản phẩm của Mỹ
Thành phần: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe), lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, Butcher's broom.
Công dụng:
- Giúp tăng sức bền tĩnh mạch, giảm phồng tĩnh mạch
- Giúp giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng chân, tê bì chân, chuột rút, sưng phù chân...
- Giúp phòng ngừa các triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch tái phát, ngăn ngừa biến chứng huyết khối tĩnh mạch.
Liều dùng
Để BoniVein + nhanh chóng phát huy được tác dụng thì thời gian đầu bạn dùng với liều từ 4-6 viên chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ:
- Sau 1 tháng sử dụng, triệu chứng đau nhức, nặng mỏi, tê bì, chuột rút...sẽ được cải thiện.
- Đủ liệu trình 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp các tĩnh mạch bền chắc, làm mờ, co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn.
Những thông tin cần biết về các phương pháp giúp giảm đau nhức cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đã được trình bày chi tiết trong bài viết trên. Để cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch, sử dụng sản phẩm BoniVein + chính là lựa chọn hoàn hảo của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe.
XEM THÊM: