Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?

Cập nhập: Thứ hai, 30/01/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   “Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?” - đây là thắc mắc thường gặp của nhiều người. Trên thực tế, bên cạnh việc thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng thì vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng bị chuột rút thường xuyên. Vậy cụ thể đó là những nguyên nhân gì? Và đâu sẽ là giải pháp cho người bị chuột rút thường xuyên? Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.

 

Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?

Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?

 

Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?

   Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co thắt không kiểm soát ở các cơ, đặc biệt là cơ bắp chân, bàn chân hoặc bắp đùi. Chuột rút thường xảy ra khi đang tập luyện thể dục thể thao, sau khi vận động, khi đang nghỉ ngơi vào ban đêm.

   Sự co, giãn cơ có liên quan chặt chẽ với vai trò của hệ thần kinh, năng lượng và các chất điện giải. Do đó, sự thiếu hụt của một số chất điện giải, vitamin sau đây được xem là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị chuột rút thường xuyên:

- Calci: Là khoáng chất quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Khi cơ thể bị thiếu hụt calci sẽ dẫn đến tình trạng bị chuột rút thường xuyên. Để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu calci cho cơ thể, ngoài các bữa ăn chính nên uống thêm sữa hoặc ăn sữa chua, phô mai…

- Magie: Magie tham gia vào hàng trăm quá trình quan trọng của cơ thể, bao gồm cả quá trình kiểm soát cách thức hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh. Tình trạng bị chuột rút thường xuyên xảy ra do chức năng co giãn của cơ bắp bị rối loạn vì thiếu cả hai chất calci và magie. Do đó ngày nay, calci và magie thường được bổ sung phối hợp cùng nhau trong một số chế phẩm. Tuy nhiên, nguồn bổ sung magie an toàn nhất vẫn là thực phẩm. Bạn có thể bổ sung magie qua các loại ngũ cốc, các loại đậu, rau xanh đậm và trái cây.

- Kali, natri: Bên cạnh calci thì kali và natri là 2 ion quan trọng khác tham gia vào hoạt động của cơ. Bị chuột rút thường xuyên có thể do thiếu hụt kali và natri, khi đó các cơ sẽ yếu, hay co thắt và giảm khả năng hoạt động. Các thực phẩm giúp bổ sung kali là táo, chuối, cà rốt, sữa, cá… Để bổ sung natri, bữa ăn hàng ngày bạn chỉ cần cho thêm một chút muối ăn là đủ.

 

Thực phẩm là nguồn bổ sung calci, magie, natri, kali tốt nhất cho người bị chuột rút thường xuyên

Thực phẩm là nguồn bổ sung calci, magie, natri, kali tốt nhất cho người bị chuột rút thường xuyên

 

- Vitamin nhóm B: Thiếu vitamin B12 là nguyên nhân gây suy yếu sự dẫn truyền thần kinh trung ương, làm yếu cơ và sự co thắt thất thường của các cơ gây chuột rút. Ngoài ra, bị chuột rút thường xuyên còn xuất hiện ở những người thiếu vitamin B6 do nghiện rượu. Bạn có thể bổ sung vitamin B12, vitamin B6 qua một số nguồn thực phẩm như: Thịt bò, thịt gà, sữa, trứng, gan…

- Vitamin D: Tuy không tham gia trực tiếp vào quá trình co giãn cơ nhưng vitamin D lại là yếu tố quan trọng trong quá trình hấp thu và ổn định calci trong cơ thể. Thiếu hụt vitamin D dẫn đến thiếu calci, khiến người bệnh bị chuột rút thường xuyên. Để bổ sung vitamin D cho cơ thể, ngoài việc phơi nắng hàng ngày, bạn cần phải bổ sung một số thực phẩm như sữa, gan, cá…

 

Bị chuột rút thường xuyên phải làm gì?

   Khi bị chuột rút, để khắc phục nhanh chóng cơn đau này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Kéo căng cơ: Nếu bị chuột rút ở bắp chân, bạn nên đứng lên, đưa chân chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối, tỳ trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút, giữ yên trong khoảng 30 giây - 1 phút. Hoặc trong trường hợp có sự trợ giúp của người khác, bạn có thể nằm, đưa chân bị chuột rút lên cao. Người trợ giúp khi đó có thể giữ lấy bàn chân của bạn, đẩy ngược lòng bàn chân về phía bạn đồng thời dùng lực ép đầu gối của bạn xuống để kéo căng cơ tối đa có thể (đây là trường hợp thường được sử dụng trong một số môn thể thao như bóng đá, cầu lông).

 

Sơ cứu cho người bị chuột rút

Sơ cứu cho người bị chuột rút

 

- Trong trường hợp bị chuột rút ở bàn chân và ngón chân, người bệnh có thể ngồi duỗi thẳng chân, sau đó dùng tay nắm lấy bàn chân và ngón chân rồi kéo căng hết cỡ về phía mình.

- Xoa bóp cơ: Nếu bị chuột rút thường xuyên, bạn có thể xoa bóp vùng cơ bị chuột rút để làm ấm vùng này, giúp giảm hiện tượng căng cơ.

- Chườm lên vùng cơ bị chuột rút bằng một túi nước ấm hoặc khăn ấm. Nhiệt độ giúp cải thiện lưu lượng máu tới vùng cơ bị chuột rút, thư giãn cơ, loại bỏ tình trạng căng cơ và đau hiệu quả.

   Để tránh tái phát cho những người bị chuột rút thường xuyên, cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới chuột rút bởi bên cạnh việc thiếu hụt một số chất thiết yếu, vẫn còn các nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng này.

 

Một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng bị chuột rút thường xuyên

   Bên cạnh việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng, các nguyên nhân khác khiến chúng ta bị chuột rút thường xuyên có thể kể tới như:

Vận động quá sức

   Khi vận động quá sức, máu không cung cấp đủ oxy tới cơ bắp khiến quá trình chuyển hóa năng lượng tại cơ diễn ra trong môi trường yếm khí, tạo ra nhiều sản phẩm là acid lactic. Acid lactic tích tụ nhiều trong cơ khiến cơ mệt mỏi, tạo cảm giác nóng rát và gây chuột rút.

   Giải pháp dành cho những người bị chuột rút thường xuyên trong trường hợp này đó là hạn chế việc vận động quá sức. Nếu vận động quá sức đến từ việc chơi một môn thể thao nào đó, bạn nên khởi động kỹ càng trước khi chơi và nên tập luyện thường xuyên để cơ bắp quen dần với cường độ vận động đó, nhờ vậy sẽ tránh được hiện tượng bị chuột rút thường xuyên.

Nguyên nhân bệnh lý

   Bị chuột rút thường xuyên có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó trong cơ thể, đặc biệt là chuột rút vào ban đêm. Theo thống kê, có khoảng 70% trường hợp bị chuột rút thường xuyên vào ban đêm là do bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

 

   Suy giãn tĩnh mạch - Nguyên nhân hàng đầu gây chuột rút về đêm

Suy giãn tĩnh mạch - Nguyên nhân hàng đầu gây chuột rút về đêm

 

   Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu lưu thông trong tĩnh mạch bị tắc nghẽn, không thể trở về tim. Điều này làm tích tụ các chất chuyển hóa độc hại, đồng thời vùng cơ bắp ở chân gặp khó khăn trong việc tiếp cận oxy và các chất dinh dưỡng, từ đó người bệnh bị chuột rút thường xuyên.

   Vì có chung triệu chứng là chuột rút nên rất nhiều người bệnh suy giãn tĩnh mạch vẫn lầm tưởng rằng mình đang bị thiếu calci hoặc một số chất khác hoặc bị một bệnh lý xương khớp nào đó, điều này dẫn đến sai lầm trong quá trình điều trị và bệnh ngày càng trở nặng. Do đó, phân biệt chuột rút do suy giãn tĩnh mạch với chuột rút do những nguyên nhân khác là điều vô cùng cần thiết.

 

Dấu hiệu nhận biết chuột rút do suy giãn tĩnh mạch

   Sau đây là một số lưu ý để người bệnh bị chuột rút thường xuyên có thể phân biệt được mình đang bị chuột rút do suy giãn tĩnh mạch hay do một nguyên nhân nào đó khác.

Đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch

   Nếu bạn là một trong số những đối tượng sau, thì bạn có khả năng cao bị suy giãn tĩnh mạch:

- Người cao tuổi: Tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa trong cơ thể sẽ tác động tới mọi cơ quan và hệ thống van, thành tĩnh mạch là một trong số đó.

- Phụ nữ mang thai: Trong suốt thai kỳ, trọng lượng của thai nhi sẽ tác động lớn tới hệ tĩnh mạch chân và gây suy giãn tĩnh mạch.

- Người có tính chất công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều như giáo viên, nhân viên văn phòng…

- Người thường xuyên phải mang vác vật nặng hay chơi những môn thể thao nặng.

- Phụ nữ có thói quen mặc đồ bó sát và mang giày cao gót thường xuyên.

Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

   Bên cạnh bị chuột rút thường xuyên, người bệnh suy giãn tĩnh mạch còn có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình khác như:

- Cảm giác nặng chân, mỏi chân.

- Tê bì, đau nhức chân.

- Ngứa, cảm giác như có kiến bò trong xương.

- Sưng phù chân.

 

Một số triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch

Một số triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch

 

   Các triệu chứng trên sẽ cảm thấy rõ rệt hơn vào thời điểm chiều tối trong ngày hoặc sau khi tắm, ngâm chân bằng nước nóng, bôi dầu nóng nhưng lại nhẹ dần đi khi nằm nghỉ hoặc ngâm chân bằng nước lạnh.

   Ở những giai đoạn sau của bệnh, người bệnh có thể sẽ thấy những sợi tĩnh mạch (hay còn gọi là gân xanh, gân tím) nổi chằng chịt như mạng nhện ở bắp chân, mắt cá chân hoặc đôi khi là to như đầu đũa hay con giun, tuy nhiên cũng có những trường hợp không xuất hiện những sợi tĩnh mạch đó (trường hợp suy giãn tĩnh mạch sâu).

   Khi bị chuột rút thường xuyên và có kèm các triệu chứng trên, cũng như thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên đi thăm khám, tiến hành siêu âm tĩnh mạch để được chẩn đoán chính xác bệnh lý của mình.

 

BoniVein + - Sản phẩm của Mỹ cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

   Để nhanh chóng khắc phục, phòng ngừa tái phát tình trạng bị chuột rút thường xuyên cũng như hàng loạt các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch, BoniVein + là sản phẩm hoàn hảo mà người bệnh nên sử dụng.

 

   Sản phẩm BoniVein + của Mỹ cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Sản phẩm BoniVein + của Mỹ cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

   BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, với công thức toàn diện gồm 10 thành phần: Hạt dẻ ngựa, rutin từ hoa hòe, diosmin, hesperidin, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, cây chổi đậu, bạch quả, vitamin C. Khi sử dụng BoniVein + sẽ mang đến hiệu quả giúp:

- Tăng cường sức bền, trương lực, độ đàn hồi thành và van tĩnh mạch, tránh ứ đọng máu tại tĩnh mạch.

- Giảm nhanh các triệu chứng như bị chuột rút thường xuyên, tê chân, nặng mỏi chân, nhức chân, đau chân, làm mờ gân xanh.

- Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch như: Huyết khối tĩnh mạch, loét da, hoại tử chân.

   Nhìn chung, chuột rút là một tình trạng lành tính, không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chuột rút xảy ra khi lái xe, bơi lội thì có thể gây tai nạn, thậm chí tử vong, hoặc bị chuột rút thường xuyên vào ban đêm sẽ gây mất ngủ, ảnh hưởng một cách gián tiếp tới sức khỏe. Do đó, chúng ta cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới chuột rút để có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Nếu bị chuột rút do suy giãn tĩnh mạch, BoniVein + là giải pháp mà người bệnh nên sử dụng. Mọi băn khoăn, thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1800.1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón đọc!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

THVL1 - Nổi gân xanh tím ở chân - Triệu chứng cảnh báo căn bệnh suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm

Hiện tượng những tĩnh mạch màu xanh, đỏ, tím nổi ở dưới da mà mắt thường có thể nhìn thấy được gọi là hiện tượng nổi gân xanh, đó là dấu hiệu của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Hải Phòng: BoniVein- Bí quyết chiến thắng cả bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch

Cô Vũ Thị Tâm (50 tuổi ở số 275, đường Trường Chinh, phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng)

Tôi đã không còn đứng ngồi không yên vì bệnh trĩ

anh Nguyễn Anh Tuấn ở E22/ 33F, Phạm Văn Sáng, Vĩnh Lộc, Bình Chánh, tp. Hồ Chí Minh

Vũng Tàu: Chị dùng BoniVein sau hơn 2 tháng chân đỡ nhức mỏi hẳn, chị đi đứng gần như bình thường

Chị Phạm Thị Hiền, 48 tuổi, địa chỉ tại 17/1/9 Lương Thế Vinh, phường 9, thành phố Vũng Tàu.

Cách kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch, không phải ai cũng biết

Bác Hoàng Sơn trú tại 5/43A Thủ Khoa Huân, tp Vũng Tàu
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi