Mục lục [Ẩn]
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau, cảm thấy chân nặng nề và khó chịu,... Bệnh gặp nhiều ở dân văn phòng phải ngồi nhiều, ít vận động. Để kiểm soát được phần nào các triệu chứng này, mời bạn hãy tìm hiểu một số bài thể dục chân phòng suy giãn tĩnh mạch dưới đây nhé!
Bài tập nào phù hợp với dân văn phòng bị suy giãn tĩnh mạch?
Bài tập thể dục chân cho dân văn phòng tại chỗ
Dưới đây là một số bài tập khi ngồi trên ghế, đơn giản và dễ thực hiện cho dân văn phòng:
Nâng cẳng chân
Động tác này thực hiện như sau:
- Ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân sát trên sàn nhà; lưng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân.
- Luân phiên nâng bàn chân phải lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng chân phải, rồi đưa chân phải về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 – 15 lần.
- Làm tương tự với chân trái, sau đó tập với cả hai chân. Mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
Nhón gót chân
Cách thực hiện:
- Ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân sát trên sàn nhà; lưng thẳng; trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân.
- Tập nhón gót chân (nâng chân lên cho đến khi khớp cổ chân duỗi thẳng chỉ còn các đầu ngón chân sát sàn nhà rồi đưa trở lại vị trí bắt đầu)
- Luân phiên chân trái rồi chân phải, sau đó là cả hai chân cùng một lúc, tập từ 10 – 15 lần. Mỗi ngày tập từ 2 – 3 lần.
Gấp và duỗi khớp cổ chân
Cách thực hiện:
- Ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân sát trên sàn nhà; lưng thẳng; trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân.
- Nâng chân trái lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng rồi tập gấp và duỗi khớp cổ chân trái đến mức tối đa (hết tầm vận động) từ 10 – 15 lần sau đó đưa chân trái về vị trí ban đầu .
- Tập tiếp như vậy đối với chân phải. Mỗi ngày tập từ 2 – 3 lần.
Xoay khớp cổ chân
Cách thực hiện:
- Ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân sát trên sàn nhà; lưng thẳng; trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân.
- Hai bàn chân đặt trên sàn nhà cách nhau khoảng 20cm, sau đó nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà (chỉ có gót chân chạm sàn nhà) rồi tập xoay khớp cổ chân vào trong, ra ngoài từ 10 – 15 lần.
- Tập tương tự như vậy đối với chân trái và cả hai chân. Mỗi ngày tập từ 2 – 3 lần.
Bên cạnh các bài tập, bạn nên sử dụng sản phẩm có khả năng tác động vào nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch kém bền, đồng thời làm bền thành mạch, tăng cường lưu thông máu để giảm tình trạng ứ máu tại các tĩnh mạch, ví dụ như sản phẩm BoniVein+ của Mỹ.
BoniVein+ - Bí quyết kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng
BoniVein+ là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, gồm các thảo dược nhóm thảo dược:
- Các thảo dược giúp khắc chế nguyên nhân gây bệnh và làm mờ tĩnh mạch: Diosmin và Hesperidin, hạt dẻ ngựa, rutin chiết xuất từ hoa hòe. Với các thành phần này, BoniVein giúp khắc phục nguyên nhân gốc của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tĩnh mạch yếu, kém bền và suy giãn, nhờ đó, bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả.
- Nhóm giúp chống oxy hóa, làm bền cũng như bảo vệ thành và van tĩnh mạch trước các gốc tự do có hại: Lý chua đen, vỏ thông, hạt nho.
- Nhóm giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng ứ máu tại các tĩnh mạch bị suy giãn, ngăn chặn hình thành cục máu đông trong lòng mạch: Bạch quả, cây chổi đậu.
Thành phần BoniVein+ của Mỹ.
Bạn chỉ cần dùng 4 - 6 viên BoniVein+ mỗi ngày chia 2 lần, sau 2-3 tuần, các triệu chứng khó chịu (tê bì, nặng mỏi chân, đau nhức, chuột rút) sẽ cải thiện. Sau khoảng 3 tháng, các tĩnh mạch giãn sẽ co nhỏ lại, tĩnh mạch nổi gân xanh cũng sẽ mờ đi.
Đến đây, hy vọng bạn đã biết dân văn phòng phải làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, biết được những bài tập tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: