Bệnh sởi ở trẻ em và những vấn đề cha mẹ cần lưu tâm

Cập nhập: Thứ ba, 15/02/2022

 

 

1. Bệnh sởi là gì?

Thời kỳ ủ bệnh của sởi là khoảng 11 ngày với những biểu hiện mờ mắt. Sau đó, triệu chứng bệnh xuất hiện rầm rộ. Tuy nhiên, nếu không tinh, các bà mẹ có thể nhầm sởi với các bệnh phát ban khác.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây thành dịch. Khi trên 94% quần thể trong cộng đồng có tính miễn dịch thì mới có thể cắt được sự lây truyền của sởi.

Virus sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua những giọt dịch mũi - họng bắn ra khi nói, cười. Nếu trẻ lành hít phải, virus sẽ xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và gây bệnh. Do đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao nếu trẻ không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không hiệu quả (cần tiêm đủ 2 mũi). Sởi sẽ rất nguy hiểm nếu có biến chứng, đặc biệt là viêm não sau sởi.

2. Các triệu chứng của viêm sởi.

Sốt nhẹ hoặc sốt cao  39-40 độ, sốt liên tục. Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy.

Có những chấm nhỏ khoảng 1mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12-18 giờ.

Sau khi sốt 3-4 ngày, trẻ bị phát ban.

Đầu tiên ban mọc từ phía sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xem giữa những khoảng da lành.

Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại những vết thâm trên da. Trẻ ăn kém mệt, mỏi. Thường thì 3-4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại những vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

Cần phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng (trẻ thường phát ban tường mảnh, dạng mày đay) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng…)

Biến chứng: Những biến chứng có thể gặp phải là viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy, mờ giác mạc, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng.

3. Cách chăm sóc trẻ bị sởi.

 

 

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ lớn hơn 38.5 độ, liều lượng thuốc dùng được tính là 10-15 mg cho mỗi cân nặng của trẻ.

- Nếu trẻ ho có thể cho dùng thuốc giảm ho.

- Chế độ ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể chia nhỏ khẩu phần ăn làm nhiều lần trong ngày.

-  Giữ vệ sinh tốt để tránh nhiễm thêm vi khuẩn.

4. Phòng bệnh sởi như thế nào?

Cần tiêm phòng vacxin sởi cho trẻ. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi 2 trong chiến dịch tiêm nhắc lại vacxin sởi. nên cách ly trẻ mắc bệnh sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi phát ban.

Bệnh nhi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ. vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức gây tình trạng thiếu vi chất.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về bệnh sởi . Nếu như gặp phải các triệu chứng trên thì tốt nhất là các bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Điểm danh các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em mà các mẹ không nên bỏ qua

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ điểm danh các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em để các mẹ nắm rõ và có phương pháp chăm sóc bé đúng đắn. Mời các bạn cùng đón đọc!

Tìm hiểu về bệnh khúc xạ ở trẻ em

Đã từ lâu, tật khúc xạ nói chung, đặc biệt là bệnh cận thị ở trẻ em tuổi học đường nói riêng, đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về nhiều mặt.

Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em- Sai lầm của cha mẹ, hiểm họa với con yêu

Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ điểm danh những hậu quả điển hình của việc lạm dụng kháng sinh, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Nghe tiếng ho-đoán bệnh

Ho là triệu chứng dễ phát hiện hơn những triệu chứng như sốt, đau bụng, nhức đầu… và ho cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ bị bệnh

Mẹ khéo nói, con ngon miệng nhờ bí quyết từ BoniKiddy

Chắc hẳn không ít mẹ đau đầu mỗi khi cho bé ăn, dù mẹ có đủ tuyệt chiêu vẫn rất chật vật “chiến đấu” với bệnh lười ăn của bé. BoniKiddy chia sẻ với mẹ “nghệ thuật” lời nói giúp bé ăn ngoan, ăn ngon hơn nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Tình trạng chậm tăng cân ở trẻ em - nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng chậm tăng cân ở trẻ em - nguyên nhân và cách khắc phục

Chậm tăng cân ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ và khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của việc trẻ chậm tăng cân và những cách khắc phục vấn đề này nhé!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi